Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07

Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế — Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại song phương của Việt Nam và Hàn Quốc. Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Hàn Quốc – Việt Nam từ năm 2000 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước đó. Đưa ra các giải pháp

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/44264

Tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam

Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án
Chương 2:Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững.
Chương 3: Thực trạng về tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2004-2014.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17184

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và cơ sở thực tiễn đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành cải cách kinh tế. Tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản của quá trình cải cách kinh tế Ấn Độ; từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế của hơn 10 năm cải cách. Rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam trong qúa trình đổi mới, phát triển kinh tế và trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Ấn Độ

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11229

Hoàn thiện môi trường kinh tế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO

Môi trường kinh tế bao gồm các điều kiện kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế, các quy định của chính phủ và hạ tầng kinh tế làm cơ sở cho hoạt động kinh tế quốc gia. Hoàn thiện môi trường kinh tế là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã không ngừng cố gắng rà soát, hài hòa hóa các cam kết trong các lĩnh vực, hoàn thiện môi trường pháp lý, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, cải cách hành chính, xây dựng và củng cố thể chế kinh tế thị trường. Nói cách khác, môi trường kinh tế của Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện theo các yêu cầu hội nhập WTO. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh tế ở Việt Nam hiện nay còn chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập, còn nhiều thách thức về thể chế pháp luật, chính sách kinh tế, quản lý hành chính, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế… đặt ra cần nỗ lực vượt qua.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/667

Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp

Làm rõ tầm quan trọng của sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ; phát hiện những nhân tố thúc đẩy, gắn kết nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng với các nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng với các nền kinh tế khác. Phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng của mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa kỳ qua những cơ hội, những tồn tại và thách thức. Qua tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ xác định phương hướng và đề xuất kiến nghị nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ cho giai đoạn mới

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11256